I. Bàn đá tủ bếp là gì? Tại sao nên chọn bàn đá cho không gian bếp?
Đá bàn bếp là loại bàn sử dụng đá để ốp bếp. Bàn đá có thể sử dụng đá tự nhiên, đá nhân tạo. Mẫu nội thất này giúp không gian nhà bếp sạch sẽ, sang trọng; đồng thời, tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu khi nấu ăn.
Chắc hẳn, không ít người vẫn thắc mắc tại sao nên chọn đá bàn bếp cho không gian bếp? Câu trả lời là vì, bàn đá tăng tính thẩm mỹ cho không gian bếp. Độ bền của đá cao hơn gỗ, nhựa, làm tăng tuổi thọ của mẫu nội thất này.
Hơn nữa, dùng bàn đá, bạn dễ lau chùi, vệ sinh sau khi nấu nướng, và ăn uống. Màu sắc của bàn đá cũng đa dạng, đồng đều, phù hợp mọi phong cách thiết kế của bạn.
Bếp nấu là nơi mà hằng ngày phải chịu nhiệt, đồ ăn, dầu mỡ… dễ bị vấy bẩn, trầy xước trong quá trình sử dụng. Nhưng dùng bàn đá, bạn không phải lo điều này. Đồng thời, về tuổi thọ, bàn đá dùng lâu cũng không bị biến dạng.
II. 6 loại bàn đá tủ bếp được dùng nhiều nhất hiện nay
1. Đá tự nhiên Granite (đá hoa cương):
Mẫu bàn ăn làm từ đá tự nhiên Granite được cấu tạo bởi thạch anh và fenspat, một lượng nhỏ mica, amphibole và các khoáng chất khác. Nó được yêu thích bởi nó có độ bền cao, hoa văn đẹp. Ưu điểm của loại bàn này chịu lực tốt và có độ bền theo thời gian và khả năng chống trầy xước tốt.
Tuy nhiên, điểm trừ của loại bàn này là khó thi công, màu sắc và mẫu mã hạn chế; quy trình bảo dưỡng phức tạp và khó kiểm tra được chất lượng.
Hiện nay, bàn ăn từ đá Granite phù hợp với bếp thiết kế theo không gian cổ điển, diện tích phòng bếp lớn.
2. Đá nhân tạo LG Hàn Quốc
Đá nhân tạo LG Hàn Quốc được cấu tạo từ một vật liệu bề mặt rắn nổi bật, acrylic, khoáng chất, sắc tố tự nhiên. Ưu điểm của loại bàn này là tính thẩm mỹ đẹp; độ bền cao; bảo đảm an toàn vệ sinh và dễ dàng sửa chữa. Nhược điểm là đá có độ dày mỏng, dễ gây sứt, hư hỏng khi sử dụng.
Nếu nhà bạn đang có không gian bếp mới, thiết kế lạ mắt thì phù hợp với mẫu bàn đá nhân tạo này.
3. Đá Thạch Anh nhân tạo
Đá thạch anh nhân tạo có khoảng 90% là thạch anh tự nhiên được kết dính bởi nhựa polymer cùng với các thành phần khác. Ưu điểm là độ cứng cao mang lại độ bền tốt sau quá trình sử dụng lâu dài; có khả năng chống trầy xước.
Ngoài ra, mẫu đá này có màu sắc đa dạng và phong phú; có khả năng chống bám bẩn. Bạn rất dễ vệ sinh và sử dụng; đặc biệt an toàn và thân thiện với môi trường và con người.
Mẫu bàn làm bằng đá thạch anh này phù hợp với không gian nội thất bếp từ cổ điển tới hiện đại.
4. Đá Marble (đá cẩm thạch)
Đá Marble dùng làm bàn bếp luôn được ưa chuộng trong những thiết kế phòng bếp, cầu thang, phòng khách, sảnh chờ.
Đá cẩm thạch mang đến cho không gian của gia đình bạn cảm giác ấm cúng, với những gam màu sắc đá đa dạng.
Nhược điểm của loại đá này là độ cứng không cao, dễ bị trầy xước; dễ bị xỉn màu khi tiếp xúc với hóa chất hoặc sau 1 thời gian sử dụng.
5. Đá Phiến
Cấu tạo đá phiến với hơn 50% khoáng vật thường xen kẽ giữa thạch anh và feldspar. Các khoáng vật dạng tấm này gồm: mica, hornblende, clorit, talc graphit và các loại khác…
Ưu điểm đá phiến là dày đặc và khá cứng, màu sắc tinh tế. Loại đá này không xốp, giúp bạn làm sạch dễ, không lo vi khuẩn tấn công.
Nhược điểm loại đá này phải kể đến các góc của đá phiến, nó khá giòn, sắc, dễ vỡ khi bị lực mạnh tác động.
6. Đá Soapstone
Ưu điểm của loại đá này là không xốp, ít có khả năng bị ố; Dễ làm sạch bằng xà phòng nhẹ, giẻ lau…
Đá làm bàn bếp Soapstone có đặc tính mềm, dễ bị trầy xước, hư hỏng hơn so với các loại đá khác. Vì thế, nó ít được sử dụng trong không gian bếp – nơi phải chịu nhiệt, lực hằng ngày.
Mẫu bàn đá này phù hợp với phong cách nội thất đơn giản như những thiết kế của Nhật Bản.
7. 4 tiêu chí đánh giá bàn đá bếp đẹp
Đánh giá bàn bếp đẹp, theo các chuyên gia thì cần dựa trên 4 yếu tố: Cấu tạo đá; ưu điểm, nhược điểm; giá thành bàn đá; sự phù hợp của loại bàn đá đối với thiết kế phòng bếp của gia đình.